Trang chủ / Tin tức / duhockep.vn / 5 bước cần lưu ý khi tự học tiếng Đức cho người mới bắt đầu

5 bước cần lưu ý khi tự học tiếng Đức cho người mới bắt đầu

Đăng lúc



Làm cách nào để có thể xây dựng một kế hoạch tự học tiếng Đức hiệu quả? Phần mềm hay app học tiếng đức nên sử dụng khi học tiếng Đức thường là những câu hỏi các bạn thường đặt ra khi bắt đầu học tiếng Đức. Vậy bí quyết tự học tiếng Đức như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu nhé.
Bước 1: Xác định mục đích học tiếng Đức

• Khi học tiếng Đức, điều đầu tiên cần xác định là học để làm gì, và mức độ nào là đạt yêu cầu để làm mốc phấn đấu. Ví dụ học để đi du học hệ Đại Học hoặc đi du học kép tại Đức thì cũng phải xác định số điểm mà mình muốn đạt được để lấy đó làm mục tiêu. Hay bạn cần học để giao tiếp lưu loát với người nước ngoài, mục đích là để làm việc trong các công ty nước ngoài nâng cao thu nhập, hoặc đơn giản là chỉ để giao lưu kết bạn cho vui, chém gió thoải mái mà không sợ hãi. Nhưng để luyện thi điểm cao thì trước hết kiến thức nền của mình phải vững cái đã. Cho nên nền tảng là quan trọng. Ngoài ra, một cột mốc thời gian cũng rất quan trọng trong việc thúc đẩy động lực học tiếng Đức mỗi ngày của bạn đấy!
Bước 2: Thời kỳ im lặng ở giai đoạn đầu tự học tiếng Đức

• Trẻ em không bắt đầu nói tiếng mẹ đẻ ngay lập tức, mà chúng sẽ có một khoảng im lặng vài giây trước khi bắt đầu bập bẹ những từ đầu tiên. Điều này là kết quả của việc trẻ đang hấp thụ ngôn ngữ, thậm chí ngay cả khi chúng đang im lặng. Ở người lớn, khi học tiếng Anh hay bất kì một ngoại ngữ mới nào, cũng cần khoảng thời gian im lặng này như trẻ nhỏ. Giáo viên cũng đừng sợ hãi khi các học viên của mình không tham gia vào các cuộc tranh luận trong lớp – có lẽ họ chỉ đơn giản là đang tiếp nhận ngôn ngữ. Hơn nữa, việc gây áp lực cho người học để kích thích họ nói trong khi họ chưa sẵn sàng sẽ dẫn đến lo lắng và áp lực, khiến việc học không đạt được hiệu quả tích cực.
• Học viên cũng không nên quá sợ hãi, lo lắng nếu ở trình độ A1 khi không thể theo kịp và hiểu được giáo viên bản xứ đang nói gì. Đây là việc rất bình thường ở các lớp học tiếng Đức! Nhưng đây thật sự là giai đoạn quan trọng để bạn nên tiếp xúc sớm với giáo viên người bản xứ. Đừng ép buộc mình phải hiểu những gì giáo viên nói trên lớp mà chỉ cần lắng nghe. Bạn sẽ dần dần tiếp thu được cách phát âm chuẩn cũng như giai điệu của tiếng Đức một cách vô thức và thấm dần. Sau một thời gian bạn sẽ bất ngờ vì khả năng tự bật lại tiếng Đức khi gặp người lạ/người Đức và phát âm của mình cũng chuẩn hơn nhiều so với các bạn chỉ được học với giáo viên Việt Nam 100% thời gian học.
Bước 3: Lo lắng – kẻ thù của người tự học tiếng Đức

• Trong nghiên cứu của Krashen, nếu học viên cảm thấy căng thẳng hay gặp phải lo lắng thì tỉ lệ tiếp thu ngoại ngữ sẽ bị giảm sút. Có vẻ như trẻ em may mắn hơn người lớn ở điểm này vì môi trường sống và học tập của chúng ít khi bị căng thẳng như người lớn. Bài học ở đây dành cho giáo viên ngoại ngữ là họ có thể tạo ra một môi trường tương tự bằng cách biến lớp học thành một bữa tiệc tại nhà – nơi mọi người cảm thấy thoải mái và thư giãn để giúp học viên cải thiện quá trình tiếp thu ngoại ngữ của mình.
Bước 4: Tiếp thu ngôn ngữ có ý thức
• Theo nghiên cứu của Krashen, việc học ngôn ngữ có ý thức không thể là nguồn gốc của lời nói tự phát. Cách học bằng ý thức sẽ giúp ích cho việc viết lách tốt hơn. Nói cách khác, khi người học xây dựng ngôn ngữ dựa trên ý thức, họ có thể tiếp thu ngôn ngữ bằng cách kiểm tra xem đã đúng ngữ pháp hay chưa. Điều này giúp giảm lỗi trong quá trình học vì người học có thể áp dụng các quy tắc đã học một cách có ý thức vào việc nói hay viết. Một cách để áp dụng điều này trong lớp học là để người học chú ý các đặc điểm ngữ pháp trong quá trình Nghe hoặc Đọc văn bản tiếng Đức.
• Một ý nghĩa đặc biệt quan trọng của những phát hiện của Krashen là đối với học viên có trình độ thấp hoặc học viên nhỏ tuổi, giáo viên nên chọn lựa tài liệu đầu vào phù hợp cho họ. Hơn nữa, việc học ngữ pháp chỉ nên giảng dạy cho những người có trình độ cao hơn một chút. Cuối cùng, có lẽ là điều quan trọng nhất mà Krashen muốn gửi gắm: các bài học ngoại ngữ không nên chỉ chú trọng ngữ pháp mà nên dựa trên sự trao đổi về mặt ý nghĩa và giao tiếp thực tế.
Bước 5: Luyện tập thường xuyên khi tự học tiếng Đức ở nhà hoặc trung tâm

• Ngoài ra, một điều vô cùng quan trọng khi học tiếng Đức giao tiếp chính là bạn phải dành thời gian để luyện nghe thường xuyên hơn vì luyện nghe sẽ giúp tăng khả năng phản xạ tiếng Đức và từ đó cải thiện được cách phát âm của mình. Bạn nên bắt đầu tập nghe từ các mẫu truyện ngắn với các chủ đề đơn giản rồi sau đó sẽ luyện nghe từ các bản tin trên tivi, podcast,…
• Một cách luyện kỹ năng giao tiếp hữu dụng khác là bạn có thể luyện tập trước gương khi nói để điều chỉnh khuôn miệng, cử chỉ khi giao tiếp và nhấn nhá ngữ điệu trong câu nói. Hơn thế nữa, để quá trình học tiếng Đức giao tiếp đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn nên có một giáo viên hướng dẫn. Giáo viên sẽ là người hỗ trợ bạn rất nhiều do họ đã được đào tạo bài bản từ các trường đại học, biết cách nhấn âm trong câu khi giao tiếp tiếng Đức và chỉnh sửa khi bạn phát âm sai cách.

Đăng ký tư vấn

Bạn hãy để lại thông tin ở dưới đây để được tư vấn miễn phí nhé!

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Golden Palm, Số 21 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng Miền Nam: Khu phức hợp Vivian Park - Lô T5-2 và Lô T6, Đường D11B, Khu Công Nghệ Cao, phường Tăng Nhơn Phú B, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm đào tạo Cen Global Academy: - Cơ sở Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà Golden Palm, Số 21 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. - Cơ sở HCM: Khu phức hợp Vivian Park - Lô T5-2 và Lô T6, Đường D11B, Khu Công Nghệ Cao, phường Tăng Nhơn Phú B, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 0848.00.62.68
Copyright 2023 by duhockep.vn