Lần đầu tới Đức cần chú ý những gì?
Khi đến bất kỳ đất nước nào chúng ta cũng nên biết về văn hóa, phong tập tập quán và điều cấm kỵ tại đất nước đó. Cùng chúng tôi tìm hiểu những điều lưu ý khi đến đất nước này nhé.
Chênh lệch múi giờ tại Đức
Việt Nam có múi giờ sớm hơn tại Đức 5 tiếng. Bạn cần lưu ý về khoảng chênh lệch múi giờ này. Tại Đức, thời gian bắt đầu làm việc thường khoảng 9-10 giờ sáng, trễ hơn Việt Nam 1-2 tiếng. Ở Đức, thời gian làm việc 1 tuần thường là 30 -35 tiếng, ít hơn so với Việt Nam.
Khung giờ làm việc
Cần chú ý gì khi đến nước Đức? Điều đầu tiên bạn cần lưu ý về khung giờ làm việc của một số điểm dịch vụ tại Đức. Một số dịch vụ như bưu điện và ngân hàng thường kết thúc làm việc vào 15 giờ. Thời gian mở cửa của thư viện cũng khá thất thường. Bảo tàng tại Đức thường không mở cửa vào thứ 2. Và thời gian làm việc tại Đức khá linh hoạt, có thể thay đổi theo mùa, theo tháng, thậm chí theo ngày.
Văn hóa giao tiếp
Những quy tắc đi xe đạp tại Đức
Cần chú ý gì khi đến nước Đức trong lúc giao tiếp? Tại Đức, bắt tay là văn hóa trong giao tiếp của họ. Trong bất kỳ cuộc hẹn nào, họ rất quan trọng lễ nghi chào hỏi và sự đúng giờ. Nếu bạn đến sau bạn nên chào hỏi trước hoặc nếu bạn nhìn thấy họ trước, bạn nên chào trước.
Nếu là lần gặp đầu tiên, bạn nên chủ động giới thiệu bản thân. Tại Đức, xưng hô cả tên và họ đối phương thể hiện sự tôn trọng.
Hoa
Nếu bạn được mời đến nhà của người dân bản địa vào một dịp nào đó, bạn nên mang theo bó hoa. Nếu hoa được bọc trong giấy gói,hoặc túi hãy nhớ mở lớp gói ra trước khi bạn bước vào nhà họ nhé.
Văn hóa trong gõ cửa
Khi bước vào bất cứ văn phòng nào tại Đức, gõ cửa là điều bắt buộc. Người Đức rất coi trọng sự riêng tư và yên tĩnh khi làm việc. Nếu cửa đóng đồng nghĩa với chủ nhân không muốn bị làm phiền. Bạn nên gõ cửa, khi được cho phép vào cửa, họ sẽ vui vẻ tiếp đón bạn.
Văn hóa trong giao tiếp bằng điện thoại
Tại Đức, trừ khi đã có giao hẹn trước hoặc bạn đã hỏi ý kiến trước, nếu không bạn không nên gọi điện thoại tới người khác sau 10 giờ đêm trừ khi bạn đã hỏi ý kiến họ trước. Tại văn phòng các công ty, bạn khó có thể liên lạc họ sau 5 giờ chiều từ thứ hai đến thứ năm và sau 4 giờ chiều ngày thứ sáu. Khi trả lời điện thoại tại Đức, bạn nên tự giới thiệu bản thân bằng họ của bạn.
Phân loại rác
Người dân Đức rất ý thức về việc bảo vệ môi trường. Họ luôn phân loại rác trong sinh hoạt hàng ngày để thuận tiện cho việc tái chế. Nếu hàng xóm của bạn phát hiện thấy bạn không phân loại rác sinh hoạt, mối quan hệ của bạn và họ có thể trở nên căng thẳng trong một thời gian dài.
Lưu ý khi dùng bữa
Cần chú ý gì khi đến nước Đức trong bữa ăn? Nếu bạn để dao và nĩa chéo nhau trên đĩa ăn có nghĩa là bạn chưa dùng bữa xong. Nếu muốn phục vụ biết rằng bạn đã dùng bữa xong và có thể dọn bàn, hãy đặt dao và nĩa ở bên phải song song với đĩa ăn.
Người Đức thường cụng ly “Chúc vui vẻ” hoặc “Chúc sức khỏe” trước khi uống tại các bữa tiệc. Đặc biệt các bữa tiệc trang trọng, người Đức thường nâng cốc và gật đầu nhẹ với những người khác. Bạn lưu ý rằng chủ tiệc sẽ là người nâng cốc đầu tiên Bạn không nên bắt đầu ăn uống trước khi tất cả mọi người đã nhận phần thức ăn và đồ uống của mình.
Tiền boa khi đến các nhà hàng
Tại Đức, sau khi sử dụng các dịch vụ tại nhà hàng, bạn sẽ phải tip cho người bồi bàn từ 5 đến 10% tiền boa, hoặc bạn chỉ cần làm tròn các khoản tiền nhỏ hơn.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về văn hóa giao tiếp bạn cần lưu ý. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc thắc mắc “Cần chú ý gì khi đến nước Đức”. Theo dõi chúng tôi để có nhiều thông tin hơn về cuộc sống, con người và du học kép tại Đức nhé.